CHI PHÍ ĐĂNG KÝ MÃ SỐ MÃ VẠCH GỒM 2 LOẠI CHI PHÍ
Đối với chi phí ban đầu để đăng ký mã số mã vạch
MSMV là một mã số do cơ quan nhà nước cấp cũng như quản lý cho doanh nghiệp của mình. Các bạn sẽ làm một bộ hồ sơ giấy tờ để đăng ký lên cơ quan nhà nước, lúc này cơ quan nhà nước mới cấp cho bạn một MSMV, khi các bạn nộp hồ sơ lên cơ quan nhà nước sẽ có đơn vị dịch vụ thay thế bạn làm, chi phí ban đầu đối với đơn vị dịch vụ làm giao động từ 3 – 4 triệu, đã bao gồm chi phí nhà nước.
Sau khi được cấp MSMV xong sẽ đóng loại phí thứ hai là phí duy trì
500 ngàn đồng/năm cho việc duy trì sử dụng mã số mã vạch của mình. Đối với chi phí ban đầu để đăng ký MSMV thì nhiều DN sẽ có rất nhiều SP bên trong DN của mình, thì phí từ 3 – 4tr đã bao gồm tất cả các sản phẩm trong DN của mình luôn rồi. Phí 3 – 4tr này có thể hiểu là nó dành cho một DN và nếu bên trong DN nó có nhiều sản phẩm, nhiều dịch vụ thì lúc này nó đã bao gồm một cục này luôn đó các bạn.
Tại vì có rất nhiều khách hàng của mình tưởng rằng khi mình báo giá từ 3,5 – 4tr là dành cho 1 sản phẩm, thì nếu có 10 dòng sản phẩm hay 100 sản phẩm thì quá tốn kém. Cho nên mình chia sẻ rõ điều này để các bạn không bị nhầm lẫn.
Còn trong trường hợp các bạn muốn tự làm hồ sơ đăng ký MSMV thì các bạn có thể tham khảo thêm các đoạn video của mình chia sẻ về thủ tục đăng ký MSMV. Lúc này các bạn tự đăng ký MSMV, phí sẽ dao động từ 1tr250 đến 1tr5 để các bạn trực tiếp nộp vào cơ quan nhà nước luôn.
Nếu các bạn thông qua đơn vị dịch vụ, họ sẽ lấy phí một chút. Nhưng mà đăng ký MSMV là thủ tục DN chỉ đăng ký một lần thôi và sử dụng mãi mãi. Bởi chúng ta không chỉ đăng ký MSMV, mà sau đó còn phải đăng nhập vào phần mềm của tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng, kê khai thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp, sau đó mới tải về file mã vạch sọc sọc của sản phẩm. Đơn vị dịch vụ sẽ thay bạn làm tất cả.
Ví dụ, đối với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống và sản xuất chế biến thực phẩm bao gói sẵn sẽ cần có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đối với lĩnh vực thương mại (không sản xuất) các sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn thì cần Công bố chất lượng thực phẩm, đủ các điều kiện trên mới được phép lưu hành sản phẩm ngoài thị trường.
Và để có được Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc Công bố chất lượng sản phẩm thì trước hết cơ sở phải có giấy phép kinh doanh. Cho nên dù thế nào đối với ngành thực phẩm, nên có Giấy phép kinh doanh là tất yếu.
Quy trình đăng ký mã số mã vạch
Khi tiến hành thủ tục đăng ký MSMV cho khách hàng, việc đầu tiên mình hỏi khách hàng xem họ đã có giấy phép kinh doanh hay chưa và họ có bao nhiêu dòng sản phẩm. Ví dụ họ nói có 20 dòng sản phẩm thì lúc này mình sẽ tiến hành đăng ký MSMV 13 chữ số cho khách hàng đó. Khi khách hàng nói rằng đã có GPKD rồi, mình sẽ nhờ khách hàng cấp cho mình một bản sao công chứng GPKD, đây là một phần trong thành phần hồ sơ. Thứ hai là Bản đăng ký MSMV, thứ ba là bản danh mục MSMV, thì đối với bản đăng ký và bản danh mục, bên cty mình sẽ kê khai thông tin của khách vào hồ sơ xong gửi cho khách hàng ký tên đóng dấu. Thứ tư là phiếu thu, các bạn sẽ ra ngân hàng đóng phí cho cơ quan nhà nước và lấy lại phiếu thu hoặc biên lai thu tiền đó. Hoặc nếu chuyển khoản sẽ in lại xác nhận có đóng phí nhà nước. 4 loại hồ sơ trên để chung trong một hồ sơ và gửi ra Hà Nội.
Còn ở trong này, các bạn sẽ lên Google gõ vnpc.gs1.org.vn, các bạn lên đó để kê khai thông tin và đăng ký thông tin doanh nghiệp của mình. Sau vài ngày, khi cơ quan nhà nước nhận được bì thư hồ sơ, cơ quan nhà nước sẽ gửi email cho bạn và cấp cho mình một cái mã số mã vạch 10 số. đó là MSMV của riêng doanh nghiệp của mình. Thông thường các bạn sẽ thấy MSMV có 13 số, trong đó 10 số đầu tiên là mã số của riêng doanh nghiệp của mình. Sau khi nhận được MSMV 10 số đó xong, tức là thủ tục đăng ký đã hoàn tất và người ta sẽ hẹn ngày trả giấy chứng nhận đăng ký MSMV cho mình. Lúc này mình sẽ lên phần mềm online, vào tài khoản đăng ký mà lúc nãy mình đăng ký, để kích hoạt tài khoản đăng ký của mình, sau đó kê khai thông tin sản phẩm, để làm sao tạo được dãy số mới là 13 số, thì 3 số cuối là 3 số thứ tự để phân biệt các sản phẩm trong DN của mình. Đó là lý do tại sao MSMV lại có 13 số.
Những điều cần lưu ý trước và sau khi đăng ký MSMV
Trước khi các bạn đăng ký MSMV, các bạn cần lưu ý 4 nội dung
Vấn đề đầu tiên xem lại đã có giấy phép kinh doanh chưa. Đối với MSMV cơ quan nhà nước chỉ cấp cho doanh nghiệp, cho nên các bạn xem lại mình đã có giấy phép kinh doanh chưa. Các bạn có thể có các hình thức giấy phép kinh doanh như: Công ty, hộ kinh doanh, hợp tác xã hay là công ty hợp danh đều được. Trừ trường hợp cá nhân mới không được cấp mã số mã vạch.
Vấn đề thứ hai các bạn cần lưu ý đó là khi các bạn đăng ký mã số mã vạch là các bạn đăng ký cho một doanh nghiệp chứ không phải là đăng ký cho một sản phẩm. Mình lưu ý vấn đề này bởi vì khách hàng của mình thắc mắc rằng khi mình báo giá đăng ký mã số mã vạch ví dụ như là 3tr5 đã bao gồm phí dịch vụ, phí nhà nước, thì khách hàng cứ nhầm tưởng rằng phí này cho một sản phẩm chứ không phải là tất cả các sản phẩm trong doanh nghiệp. Mình đính chính lại phí nhà nước này cũng như phí dịch vụ này đã bao gồm tất cả các sản phẩm cho doanh nghiệp của mình.
Vấn đề thứ ba mà các bạn cần lưu ý nữa là khi các bạn đăng ký mã số mã vạch thì hàng năm các bạn phải đóng phí gia hạn cho việc sử dụng MSMV của doanh nghiệp mình. Bởi vì không phải khi bạn có MSMV, các bạn có file sọc sọc in trên sản phẩm của mình, như thế là xong, các bạn cứ tiếp tục sử dụng, mà hàng năm, các bạn phải đóng phí gia hạn. Nếu các bạn có 100 dòng sản phẩm trở xuống, phí gia hạn hàng năm là 500 ngàn 1 năm.
Vấn đề thứ bốn mà các bạn sẽ lưu ý đó là mình đăng ký MSMV để sử dụng cho việc gì. Hiện tại các khách hàng của mình đăng ký MSMV thông thường sẽ sử dụng cho 2 mục đích. Mục đích thứ nhất là sử dụng cho việc icheck hoặc các phần mềm trên điện thoại, có thể là đưa vào cái mã số mã vạch đó để check ra thông tin sản phẩm hay thông tin một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đó.
Mục đích thứ hai khi đăng ký mã số mã vạch là các anh chị sẽ đưa vào cửa hàng hoặc siêu thị hoặc cửa hàng tiện ích chẳng hạn hay là các siêu thị mini nhỏ hoặc các shop bán đồ có phần mềm tính tiền thì lúc này các anh chị sẽ đăng ký mã số mã vạch trong trường hợp đó. Cho nên nếu các bạn chọn đăng ký để vào các siêu thị check ra giá, thì lúc này các bạn chỉ mất phí nhà nước thôi, không phát sinh thêm phí gì.
Nếu các bạn đăng ký mã số mã vạch để phục vụ cho việc các phần mềm điện thoại check ra, (ví dụ phần mềm thông dụng là icheck chẳng hạn) thì các bạn sẽ mất thêm 1 khoản phí nữa cho bên icheck, đây là một công ty tư nhân, họ sẽ lấy phí của mình để update lên phần mềm của họ.
Sau khi đăng ký mã số mã vạch xong, các bạn cần lưu ý 4 vấn đề sau đây
Thứ nhất: Nộp phí duy trì hàng năm vào trước ngày 30/6 hàng năm. Phí này các bạn nộp trực tiếp đến thông tin tài khoản của Cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Thứ hai: khi chuyển khoản nộp phí gia hạn hàng năm cần ghi rõ thông tin tên công ty, mã số thuế, địa chỉ công ty và mã số mã vạch (10 số) của công ty.
Thứ ba: khi không sử dụng mã số mã vạch này nữa, cần làm thủ tục ngưng mã số, mã vạch để cơ quan nhà nước biết và cập nhật. Nếu không cơ quan nhà nước vẫn tính tiền nợ của phí duy trì hàng năm.
Thứ tư: khi có sự thay đổi tên công ty, địa chỉ công ty phải làm thủ tục đăng ký thay đổi với cơ quan nhà nước. Khi các bạn sử dụng dịch vụ thì bên đơn vị dịch vụ hay đơn vị mình sẽ hỗ trợ các bạn miễn phí.
“Rất cụ thể và chi tiết, cảm ơn Luật INVO nhiều.”
– Mr. Dũng
HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA LUẬT INVO
CÁC THƯƠNG HIỆU VÀ LUẬT INVO CỘNG TÁC
Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp ???
Luật INVO rất vinh dự được đồng hành cùng bạn!
Nhận tư vấn Miễn Phí NGAY